Dạy trẻ quản lý tiền từ sớm, nên hay không nên?

Thực chất mà nói, việc dạy trẻ quản lý tiền từ sớm là một điều vô cùng quan trọng. Dạy con biết cách kiếm tiền, tiêu tiền, quản lý ngân sách cũng quan trọng tựa như giáo dục đạo đức, thể chất vậy. Rất nhiều các bậc cha mẹ hiện đại, điển hình là những doanh nhân thành đạt đều có những phương pháp riêng để dạy con quản lý tiền.

Tuy nhiên, việc dạy trẻ quản lý tiền cũng cần phải làm theo các bước cụ thể. Sau đây congnghesohoa.com sẽ chỉ rõ ra những phương pháp giúp dạy con bạn làm chủ tài chính ngay từ khi còn nhỏ, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.

Cho trẻ tiền tiêu vặt

dạy trẻ quản lý tiền

Thoạt đầu nghe có vẻ khá dễ dãi, nhiều bậc phụ huynh Á đông sẽ không đồng tình với việc cho trẻ tiền tiêu vặt. Thay vào đó, họ cho rằng nên mua đồ chơi, đồ ăn cho trẻ sẽ tốt hơn. Điều này cũng khá đúng song chúng ta đang dạy trẻ cách quản lý tiền bạc, thì không nên làm vậy. 

Bởi vì nếu chúng ta mua đồ ăn, đồ chơi cho trẻ mà không cho trẻ tiếp xúc với tiền, sẽ làm trẻ thụ động và khó uốn nắn sau này. Việc mua đồ chơi, đồ ăn chỉ nên coi như là một phần thưởng khi trẻ hoàn thành một việc gì đó, ví dụ như là đạt điểm cao trong học tập, hay giúp đỡ bố mẹ, người lớn tuổi… Bên cạnh đó, ta hãy dành một khoản tiền nhỏ để cho trẻ làm tiền tiêu vặt, để con tự do chi tiêu nhưng đừng quên dặn chúng chi tiêu hợp lý, vì đó là số tiền duy nhất mà chúng sở hữu.

Hướng dẫn trẻ làm nhật ký chi tiêu

dạy trẻ quản lý tiền

Nếu trẻ đã có số tiền riêng của mình, hãy giúp con làm một cuốn nhật ký chi tiêu. Ta sẽ dặn con ghi lại tất cả những số tiền con được cho, và số tiền con đã tiêu xài và mỗi tuần sẽ tổng kết lại. Ta sẽ cùng ngồi phân tích cho trẻ cái gì tốt, cái gì xấu, con chi tiêu thế này đã hợp lý chưa. Đồng thời dặn trẻ giữ sổ và ghi chép cẩn thận, tránh làm mất hoặc rách nát nhật ký chi tiêu.

Việc làm nhật ký chi tiêu sẽ giúp trẻ có thói quen ghi chép chi tiêu của mình mỗi lần sử dụng tiền bạc. Sau này, thói quen ấy vẫn sẽ được giữ vững và giúp con rất nhiều trong cuộc sống, giúp chi tiêu hợp lý, tránh được các khoản nợ.

Phân biệt cho trẻ giữa “cần” và “muốn”

dạy trẻ quản lý tiền

Các bậc cha mẹ cũng nên phân biệt rõ giữa “cần” và “muốn” khi dạy trẻ quản lý tiền. “Muốn” chỉ là những thứ nhất thời mình cảm thấy thích thú, và mong muốn được sở hữu nó ngay lập tức. Trong khi đó, “cần” là những thứ thật sự quan trọng và cần thiết với mình ngay lúc này. “Cần” và “muốn” rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt ở độ tuổi trẻ con thì nhu cầu “muốn” nhiều hơn là “cần”. Chính vì thế, cha mẹ nên dạy con trước khi mua thứ gì, phải xem xét rằng mình có thực sự “cần” nó không? Mình đã có thứ gì giống như thế chưa, và thứ đó có nhất thiết phải mua không trong khi mình “cần” thứ khác hơn.

Dạy trẻ cách tiết kiệm

dạy trẻ quản lý tiền

Song song với việc quản lý tiền chính là kỹ năng tiết kiệm. Việc dạy trẻ cách tiết kiệm nước, điện, đồ ăn thức uống, cũng phần nào ảnh hưởng đến kỹ năng tiết kiệm tiền của trẻ. Trước khi trẻ quyết định mua một món đồ, hoặc bạn dự định mua một món đồ chơi cho trẻ, hãy phân tích rõ bạn sẽ tiết kiệm được như thế nào khi mua chúng so với những món khác. 

Mua cho trẻ một con lợn đất riêng cũng là một cách dạy trẻ tiết kiệm tiền khá thú vị đấy!

Giáo dục đạo đức kiếm tiền & tiêu tiền cho trẻ

dạy trẻ quản lý tiền

Cuối cùng, việc dạy trẻ quản lý tiền luôn phải song song với đạo đức, lối sống. Trẻ có thể cầm tiền, mua bất cứ thứ gì chúng muốn, hoặc kiếm tiền từ bất cứ việc gì, tuy nhiên phải trong phạm vi đạo đức nhất định.

Hãy giáo dục cho trẻ đạo đức, châm ngôn quản lý tiền, cái gì tốt, cái gì xấu? Ngoài ra, hãy tự lấy mình làm tấm gương cho con, để con noi theo và phát triển sau này.

Xem thêm: Thực hư về cách đọc tiếng Việt gây xôn xao dư luận hiện nay

Phan Anh

Đánh giá bài viết