Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết!

Đọc thêm: Dạy trẻ quản lý tiền từ sớm, nên hay không nên?

Tay chân miệng là bệnh gì?

dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) là một loại bệnh có khả năng truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, đặc biệt phổ biến là virus Coxsackie. Bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc khi chạm tay hoặc chạm vào vị trí nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nó cũng có thể lây nhiễm qua các dịch cơ thể như nước bọt, phân. Vào mùa thu và mùa đông, đặc biệt tình trạng cúm kết hợp bệnh tay chân miệng sẽ rất nguy hiểm và lây lan cực kỳ nhanh.

dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Đặc điểm của bệnh tay chân miệng chính là những vết loét trong miệng và những nốt phát ban đỏ trên tay, chân. Lưu ý để tránh nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với bệnh “lở mồm long móng”. Trẻ sơ sinh hiện đang là độ tuổi mắc tay chân miệng nhiều nhất do sức đề kháng yếu và thường tiếp xúc với nhiều người xung quanh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Mặc dù bệnh tay chân miệng không quá nguy hiểm, nhưng nên điều trị sớm để tránh xảy ra những biến chứng khó lường. Sau đây là các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần lưu ý:

1. Trẻ biếng ăn

Nếu thấy trẻ biếng ăn, rất có thể trẻ đã bước đầu mắc tay chân miệng. Tuy nhiên biếng ăn có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác, hoặc do tính cách của trẻ nên chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp dấu hiệu thứ 2 nhé!

2. Cáu gắt

Nếu trẻ hay cáu gắt, đánh vào người cha mẹ thì cũng có thể mắc tay chân miệng. Tuy nhiên để chắc chắn hãy kiểm tra dấu hiệu tiếp theo.

3. Sốt nhẹ, đau đầu

Nếu sờ vào thấy trẻ có triệu chứng sốt nhẹ và quấy khóc do đau đầu, rất có thể trẻ đã mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, không ngoại trừ bệnh tay chân miệng.

4. Đau miệng, đau họng

Nếu sau khoảng 2 ngày số mà bé cảm thấy đau họng. Hãy kiểm tra xem cổ họng của bé có xuất hiện những chấm đỏ nhỏ hay không? Nếu có thì khả năng là bé đã bị mắc bệnh tay chân miệng và các chấm đỏ sau này sẽ thành các bọng nước có thể gây lở loét làm bé khó chịu.

5. Các nốt đỏ ngoài miệng

Đây là triệu chứng đầu khi nắm chắc rằng bé đã bị mắc bệnh tay chân miệng. Những nốt đỏ trong giai đoạn này có thể làm đau bé.

6. Phát ban đỏ trên tay và lòng bàn chân

Đây là dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh cuối cùng. Có một vài trường hợp thì nó lại phát ban ở mông hoặc chỉ có ở miệng của trẻ, nếu thấy dấu hiệu này tuyệt đối phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Các bậc làm cha mẹ nên đặc biệt chú ý khi bé biếng ăn và hay quấy, cáu kỉnh vì có thể lí do vì các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong họng, miệng làm cho bé đau rát và ngứa. Vì vậy ngay khi bé xuất hiện triệu chứng sốt, bố mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối y tế để sát trùng. Đồng thời đi bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khoẻ, tránh kéo dài bệnh.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hiện nay thì chưa có loại thuốc nào chữa được tay chân miệng nên bệnh sẽ tự khỏi sau 10 ngày. Tuy nhiên để tránh tình trạng tái bệnh ở bé, chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

1. Không để con tiếp xúc quá nhiều với người khác

Việc tiếp xúc với trẻ em như hôn, nắm tay đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng. Điều này tuy đã quen thuộc nhưng nên tập cho bé tránh xa những cử chỉ thân mật như thế cho tới khi bé đủ sức đề kháng. Đặc biệt là tránh mớm thức ăn cho trẻ, điều này rất dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm.

2. Vệ sinh cá nhân cho bé

Việc vệ sinh cá nhân là rất quan trọng để phòng bệnh. Hãy tập cho bé rửa tay bằng xà phòng mỗi khi tiếp xúc với các đồ vật công cộng, hoặc trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

3. Tránh xa ổ bệnh

Nếu trường lớp của bé có phát hiện người nhiễm bệnh tay chân miệng, hãy cho bé nghỉ ở nhà một thời gian để tránh xa khỏi ổ bệnh.

4. Cho bé ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C

Các loại hoa quả chứa vitamin C gồm có cam, quýt, chanh, bưởi,… Cung cấp vitamin C cho cơ thể sẽ giúp bé tăng sức đề kháng, khó nhiễm bệnh hơn.

5. Vệ sinh các vật dụng trong gia đình

Các vật dụng trong gia đình hay được tiếp xúc bởi khách và những thành viên trong gia đình, nên chúng có nguy cơ tiềm ẩn các vi khuẩn có hại. Vệ sinh đồ đạc thường xuyên không chỉ giúp con bạn tránh được các bệnh truyền nhiễm mà còn giúp nhà cửa khang trang, sạch sẽ.

6. Súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ

Để hạn chế những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến các vi khuẩn có hại trong khoang miệng sẽ không thể sống sót và gây bệnh cho trẻ.

dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Đó là một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Phan Anh

Đánh giá bài viết