Bạn đang chuẩn bị thủ tục thành lập công ty? Bạn không biết giấy tờ, thủ tục cần những gì? Bạn không biết các bước thành lập công ty/doanh nghiệp như nào là đúng pháp luật? Bạn muốn thực hiện việc thành lập công ty hay muốn tư vấn thành lập,…
Nếu bạn đang thắc mắc với những câu hỏi trên thì bạn nên tìm hiểu các bước thành lập công ty dưới đây. Bài viết sẽ hỗ trợ bạn thông tin chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ thành lập công ty và hướng dẫn bạn từng bước thực hiện thủ tục thành lập công ty theo quy trình mới nhất 2018. Giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí thành lập công ty để việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Các bước thành lập công ty theo luật mới nhất
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty theo quy định;
– Thông tin và giấy tờ cần chuẩn bị thành lập công ty cũng khá nhiều. Chúng ta cần chuẩn bị CMND/Hộ Chiếu/ Căn cước công dân sao y công chứng. Cần chuẩn bị cách đặt tên công ty, chuẩn bị lựa chọn địa chỉ công ty, chọn người đại diện theo pháp luật, cách đăng ký ngành nghề kinh doanh, đăng ký mức vốn điều lệ
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp lựa chọn;
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
– Dự thảo Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn và các giấy tờ kèm theo sau đây:
Đối với thành viên/cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
Đối với thành viên/cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên tùy từng loại hình mà ta có thủ tục hồ sơ khác nhau
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
– Hiện tại công ty có thể khắc được nhiều con dấu, và tự quyết định được hình thức con dấu để thuận tiện cho việc giao dịch kinh doanh nhé.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp
– Nếu bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.
Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm (Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn.
Vì sao bạn nên đến công ty luật Trí Nam để được tư vấn hỗ trợ
Bạn đang là người khởi nghiệp mới chưa có kinh nghiệm trong việc thành lập. Bạn vẫn còn khá nhiều thắc mắc liên quan cần người có kinh nghiệm am hiểu về luật pháp giúp bạn giải đáp thắc mắc. Vì thế việc lựa chọn đến công ty luật để được tư vấn hỗ trợ là quyết định đúng đắn.
Công ty luật Trí Nam sẽ giúp bạn tư vấn giải đáp mọi thắc mắc bởi chúng tôi có:
– Có hơn 1000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
– Có hơn 100 dự án đầu tư có vốn nước ngoài
– Có hơn 20 loại dịch vụ pháp lý
– Có 7 năm kinh nghiệm
– Dịch vụ đa dạng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
– Luật sư giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu
– Lấy lợi ích khách hàng là tiêu chí triển khai dịch vụ
– Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm.
Xem thêm: Định hướng thành lập công ty
Nguyễn Huyền