Định hướng thành lập công ty

Bạn có ý tưởng kinh tưởng kinh doanh, bạn muốn hiện thực hóa chúng đây là một quyết định vô cùng quan trọng đáng được khích lệ và hỗ trợ từ cả xã hội. Muốn thực hiện ý tưởng đó bạn cần biết mình phải làm gì và nên làm gì? Thành lập công ty không phải điều đơn giản khi bạn chỉ có ý tưởng kinh doanh. Hãy cùng luật Trí Nam theo dõi bài viết sau để thấy những việc cần làm trước khi ra quyết định thành lập công ty.

Công ty luật Trí Nam – chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín chính xác, thời gian nhanh đảm bảo việc hoạt động của công ty bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi làm việc với chúng tôi.

Định hướng thành lập công ty 

I.Hành trang cần biết khi mở công ty

1. Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam

– Có CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

– Không thuộc đối tượng được thành lập doanh nghiệp(công chức, viên chức,…)

2. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay tự đầu tư

Đây là vấn đề quan trọng bạn cần xác định, các thành viên/cổ đông góp vôn slaf những người cùng bạn sáng lập công ty và quyết định sự tồn tại, phát triển hay giải thể công ty.

3. Loại hình doanh nghiệp

Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp:

– Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ, loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao.

– Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ

– Công ty TNHH hai thành viên: là công ty gồm từ 2 thành viên – không quá 50 cá nhân/tổ chức.

– Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên

Bạn hãy chọn cho mình một loại hình công ty phù hợp cần dựa vào số lượng người cùng tham gia góp vốn.

Các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào.

4. Đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng việt có thể kèm theo chữ số và ký hiệu phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

5. Địa chỉ trụ sở công ty

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:

Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Ví dụ: 569 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TPHCM

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

6. Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt), các Tư vấn viên sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn.

7. Người đại diện theo pháp luật

“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Tóm lại Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

8. Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.

Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản

II.Các bước thành lập công ty – luật Trí Nam

Bước 1: Lập hồ sơ thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn hoàn thành: 01 ngày làm việc.

Bước 2: khắc con dấu pháp nhân và đăng bố cáo sử dụng con dấu tại sở kế hoạch và đầu tư.

Thời hạn hoàn thành: 01 ngày làm việc.

Bước 3: đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn hoàn thành: 01 ngày làm việc.

Chỉ cần 01-06 ngày làm việc công ty luật Trí Nam sẽ hoàn thành giúp quý khách hoàn thành thủ tục thành lập công ty.

Nguyễn Huyền

Đánh giá bài viết