5 lễ hội truyền thống lớn ở Nhật Bản nhất định bạn phải tham gia khi du học nước này

Nhật Bản là điểm đến du lịch nổi tiếng với những cảnh quan tuyệt đẹp và văn hóa, ẩm thực đặc sắc. Hàng năm có ngàn người đến du lịch, du học Nhật Bản. Không chỉ vậy Nhật Bản còn thu hút du khách bởi những lễ hội mang đậm nét truyền thống độc đáo. Hãy cùng congnghesohoa điểm qua những lễ hội truyền thống lớn ở Nhật Bản bạn nhất định phải tham gia nếu tới đây.

LỄ HỘI MỪNG NĂM MỚI OSHOUGATSU

Học sinh du học Nhật Bản đừng bỏ qua lễ hội này. Đây là tết cổ truyền của người Nhật. Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến ngày 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới như đặt cây thông Kadomatsu hoặc treo dây Shimekazari trước cửa nhà.

 

 

Cũng như Tết cổ truyền ở Việt Nam, người Nhật sẽ đi chùa vào những ngày đầu năm mới, ăn bữa cơm tất niên cùng những món ăn truyền thống, lì xì đầu năm và trẻ em Nhật thì tham gia những trò chơi dân gian như Tokoage và cầu lông Hanetsuki.

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO HANAMI

Trên thế giới hoa anh đào có mặt ở rất nhiều quốc gia, tuy nhiên khi nhắc đến loài hoa mỏng manh này người ta sẽ nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Bởi lẽ không nơi nào hoa anh đào được trân trọng như ở Nhật Bản và không nơi nào hoa anh đào lại được đi vào thơ ca, nghệ thuật và được yêu thích như ở đây. Hàng năm, vào mùa hoa anh đào nở rộ người Nhật háo hức tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào hay còn được gọi là lễ hội Hanami, đây được coi là lễ hội chào đón mùa xuân sau một thời gian dài lạnh giá.

Lễ hội này được bắt nguồn từ thời Nara từ năm 710 đến năm 794, thời gian này giới quý tộc Nhật thường tổ chức những buổi tiệc trà bên dưới gốc hoa anh đào, cùng nhau làm thơ, uống rượu và ngắm hoa anh đào rơi, đến thời kỳ Heian từ năm 794 đến năm 1185 thì hoạt động này đã được Nhật hoàng Heian phổ biến cho toàn thể người dân cùng tham gia và từ đây Hanami chính thức trở thành quốc lễ.

 

5 lễ hội truyền thống lớn ở Nhật Bản nhất định bạn phải tham gia khi du học nước này

 

Hanami diễn ra và kéo dài trong khoảng 10 ngày, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người Nhật mặc áo kimono truyền thống, cùng nhau chia sẽ những bữa cơm ấm áp, tổ chức tiệc tùng hát hò dưới những tán hoa anh đào tuyệt đẹp.

LỄ HỘI ĐÈN LỒNG OBON

5 lễ hội truyền thống lớn ở Nhật Bản nhất định bạn phải tham gia khi du học nước này

Obon là lễ hội đèn lồng truyền thống của người Nhật, đây cũng được xem như là Đại lễ Vu Lan báo hiếu vì đây chính là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn ông bà, cha mẹ. Obon thường diễn ra vào tháng 7, ở mỗi vùng miền của Nhật lại có những ngày tổ chức khác nhau. Vào những ngày đầu tiên của lễ, người ta thường treo đèn lồng trước cửa nhà để tổ tiên có thể về viếng thăm, đi thăm viếng, tu sửa lăng mộ. Vào ngày cuối cùng của lễ hội đèn lồng Obon, người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông hồ, các bờ biển xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về thế giới của họ.

Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.

LỄ HỘI CÁ CHÉP KOINOBORI MA TSURI

Koinobori trong tiếng Nhật có nghĩa là cờ cá chép. Với người Nhật, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường khi dám vượt vũ môn để hóa rồng và làm nen những chuyện đại sự. Cũng giống như tính cách của các bé trai nên Koinobori cũng có nghĩa là lễ hội của các bé trai.

 

5 lễ hội truyền thống lớn ở Nhật Bản nhất định bạn phải tham gia khi du học nước này

 

Ngày hội cá chép hay còn gọi là ngày lễ Đoan Ngọ. Lễ hội diễn ra trong suốt 2 tháng, từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 5 hàng năm tại thị trấn Kanna, tihr Gunma. Vào dịp lễ này, ngoài việc trước các cửa nhà được trang trí bằng những dải cờ cá chép đủ màu sắc, người ta thương hay làm món Obento truyền thống và những món ăn mô phỏng hình cá chép với mong muốn cầu cho con cái được khỏe mạnh và phát triển tốt.

LỄ HỘI GION

Lễ hội GION là lễ hội lớn nhất Nhật Bản, kéo dài suốt cả tháng 7. Đây là lễ hội có quy mô lớn với sân khấu là thành phố Kyoto. Lễ hội này được bắt nguồn từ lễ tẩy trần để cầu các vị thần giảm tránh gây hỏa hoạn, lũ lụt, động đất.

Theo tương truyền Năm 869 cách đây hơn 1000 năm, Nhận Bản gặp một trận đại dịch bệnh nghiêm trong, Hoàng đế Seiwa đã tới điện thờ Yasaka cùng người dân gửi lời cầu nguyện tới các vị thần. Nhật Hoàng đã ban lệnh cho làm 66 cỗ xe sang trọng (tượng trưng cho 66 tỉnh lúc đó) để cùng tham gia cầu nguyện. Sau đó dịch bệnh đã được dập tắt.

 

lễ hội Gion Kyoto Nhật Bản

 

Khi tham gia lễ hội, bạn sẽ thấy choáng ngợp bởi 23 cỗ xe kéo ở lễ hội trước đó và 10 cỗ xe kéo tại lễ hội sau đó. Các cỗ xe kéo được trang trí lộng lẫy, dựa theo các câu chuyện thần thoại hoặc các điển tích. Mỗi xe kéo có chiều cao khoảng 25m, loại lớn nhất cũng có trọng lượng lên đến 12 tấn.

Nếu đã có cơ hội sinh sống và học tập tại Nhật Bản, trong những ngày này bạn đừng bỏ qua các lễ hội truyền thống này nhé. Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm thú vị của bạn ở xứ sở hoa anh đào.

Gia Huy

Đánh giá bài viết