Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Đây là thắc mắc lớn của đa số các mẹ bầu khi đi khám. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy tham khảo bài viết dưới đây của Công nghệ số hóa.

Siêu âm là một kỹ thuật hình ảnh, sử dụng các sóng âm thanh tần số cao để tạo hình ảnh bé trong tử cung người mẹ.

Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá được sự phát triển của em bé và các định thời gian mang thai.

Bên cạnh đó, nó còn giúp phát hiện sớm những vấn đề có thể xảy ra trong khi mang bầu để từ đó xử lý kịp thời.

Thường trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ 2 siêu âm thường được thực hiện lúc này. Nếu cần thiết bà bầu có thể siêu âm bổ sung theo yêu cầu của bác sĩ.

Các loại siêu âm hiện nay:

  • Siêu âm qua âm đạo

Nó còn được gọi là siêu âm đầu dò bằng cách sử dụng một đầu đũa đặt vào trong âm đạo, sau đó nó sẽ phát ra sóng âm và thu lại các phản xạ.

Hình thức này thường được sử dụng ở những tháng đầu tiên của thai kì, khi mà tử cung và ống dẫn trứng nằm gần âm đạo, như vậy kết quả hình ảnh sẽ rõ hơn.

  • Siêu âm bụng

Hình thức này sử dụng một thiết bị nhựa nhỏ đặt lên bụng mẹ bầu, nó sẽ phát ra sóng âm và thu lại kết quả.

Hình thức này thường được sử dụng ở tam cá nguyệt thứ hai và ba, khi tử cung đã to lên và gần bề mặt bụng hơn.

Siêu âm bụng cũng có nhiều loại khác nhau:

  • Siêu âm 2D

Hình thức này là chủ yếu

Siêu âm 2D được thực hiện với mục đích chuẩn đoán có thai hay không, xác định thai nhiều phôi hay 1 phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, xác định những bất thường bẩm sinh ở thai nhi.

  • Siêu âm 3D 

Giúp đưa ra hình ảnh thai nhi chi tiết hơn, rõ nét hơn.

Siêu âm 3D là siêu âm 3 chiều nhưng cho hình ảnh màu, thai cũng khá lớn và có thể nhìn tương đối rõ hình hài của thai nhi. Siêu âm cho hình ảnh với kích cỡ lớn hơn, rõ hơn, tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D thực sự không tốt như siêu âm 2D.

Siêu âm 3D không phát hiện dị tật và đưa ra tuổi thai chuẩn xác như 2D, đó là lí do các bác sĩ thường sử dụng 2D với mục đích kiểm tra những bất thường ở thai nhi

  • Siêu âm 4D

Siêu âm 4D cho mẹ bầu nhìn thấy những hình ảnh rõ nhất về con.

Khá giống với siêu âm 3D, siêu âm 4D cho ra hình ảnh 3D động, thông qua siêu âm, mẹ bầu có thể nhìn thấy những cử động đáng yêu của con, thậm chí có thể lưu lại trong VCD để làm kỷ niệm. Thai ở độ tuổi khá lớn (3 tháng cuối thai kỳ) mới sử dụng phương pháp siêu âm này. Tuy nhiên, các mẹ bầu lưu ý, siêu âm 4D không thực sự tốt cho mẹ và thai nhi, do quá trình siêu âm diễn ra lâu, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tia bức xạ từ máy siêu âm.

  • Siêu âm Doppler: Giúp đo lường những thay đổi nhỏ nhất của các chuyển động trong cơ thể em bé.
  • Siêu âm tim thai: Cung cấp hình ảnh chi tiết về nhịp tim, trái tim của thai nhi, phát hiện sớm các khuyết tật tim bẩm sinh.

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm mang lại rất nhiều lợi ích nhưng các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên siêu âm quá nhiều.

Tất cả các thủ tục y tế đều ẩn chứa nguy cơ, trong đó có siêu âm. Dưới đây là một số rủi ro khi lạm dụng siêu âm:

  • Khuyết tật bẩm sinh: Sóng âm là một dạng năng lượng, làm gia tăng sự rung động và nhiệt độ của các mô. Tăng nhiệt độ của bào thai sẽ gây ra dị tật bẩm sinh, đặc biệt là hệ thần kinh.
  • Sinh non: Tỉ lệ mẹ bầu được khám siêu âm sinh non cao hơn so với các mẹ ít khám bằng siêu âm
  • Trẻ nhẹ cân khi sinh: Mẹ bầu siêu âm trên 5 lần trong thai kì có con nhẹ cân hơn so với mẹ bầu siêu âm dưới 1 lần.
  • Tự kỷ: Một số nhà nghiên cứu nhận thấy có mối liên hệ giữa siêu âm và tự kỷ

Tổng kết: Phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá siêu âm là an toàn khi sử dụng hợp lý.

 

Đánh giá bài viết