Những thông tin thú vị về cá mập Megalodon

Tuy vậy nhưng chắc hẳn nhiều bạn chưa biết hết thông tin thực tế về loài cá này. Hãy cùng Congnghesohoa.com khám phá một số thông tin thú vị về cá mập Megalodon nhé!

Cá mập Megalodon sinh sống ở thời kỳ nào?

cá mập Megalodon

Cá mập Megalodon, được biết đến như là loài cá mập lớn nhất từng tồn tại, nó được cho rằng sinh sống trong khoảng 28 triệu năm trước. Ngoài ra thì Megalodon còn được xếp vào loại thú săn mồi có kích thước lớn nhất, với chiều dài có thể lên tới 18 mét và nặng 70 tấn.

cá mập Megalodon

Bạn có thể hình dung một con cá mập trắng khổng lồ ngày nay, tịnh tiến nó lên khoảng 5 lần cùng với bộ hàm nhô ra phía trước thì nó đã trở thành Megalodon. Tạo hoá đã sản sinh ra một loài quái vật ở kỷ Đại Trung Sinh mà may mắn là nó không tồn tại cho đến ngày nay.

Lực cắn của Megalodon có mạnh như phim?

cá mập Megalodon

Trong trailer bộ phim The Meg (2018), ta thấy một cảnh cá mập Megalodon đã cắn đứt đôi một con tàu sân bay. Điều này có thể đã phóng đại hoá tuy nhiên lực cắn của Megalodon được đo ước tính là vào khoảng 8 tấn. Lực cắn này gấp 3 lần lực cắn của loài khủng long tiền sử T-Rex và dễ dàng đè bẹp một chiếc xe hơi, khiến Megalodon trở thành loài thú săn mồi có lực cắn mạnh nhất lịch sử.

cá mập Megalodon

Ngoài những cú đớp mạnh như vậy, cách săn mồi của Megalodon còn rất độc đáo khi nó thường húc vào để làm đối phương choáng váng. Điều này cũng được mô tả trong phim và được các nhà khoa học khẳng định sau khi phát hiện hoá thạch xương sống của loài cá voi tiền sử Basilosaurus bị húc vỡ tan tành.

Megalodon có phải bá đạo trong tự nhiên?

cá mập Megalodon

Vào thời kỳ của Megalodon sinh sống, cũng có rất nhiều các loài thú săn mồi dưới đại dương có kích cỡ tương tự, thậm chí to lớn hơn. Điển hình là loài Livyatan melvillei, là tổ tiên của cá voi hiện nay tuy nhiên lại có bộ hàm với lượng răng còn nhiều hơn cả Megalodon. Về cơ bản hai loài này to ngang nhau, nhưng Livyatan melvillei lại thông minh hơn và có thể tấn công theo đàn.

cá mập Megalodon

Ngoài ra thì một vài kẻ săn mồi khác cũng khá đáng sợ, như loài bò sát Ichthyosaurs có ngoại hình giống cá heo và có tốc độ cực kỳ nhanh. Hay loài Zygophyseter là tổ tiên của cá nhà táng hiện nay, với bộ hàm cực khoẻ và khả năng định vị con mồi bằng sóng âm.

Tại sao Megalodon lại bị tuyệt chủng?

Có rất nhiều tranh cãi về câu hỏi này, người ta nghĩ rằng tại sao một loài quái thú săn mồi như Megalodon lại có thể tuyệt chủng trong khi nó đứng hàng đầu trong chuỗi sinh tồn ở đại dương? Câu trả lời sau đó đã được lý giải bởi nhóm nhà nghiên cứu tại trường đại học Pisa, Ý.

cá mập Megalodon

Họ cho biết nguyên nhân khiến Megalodon bị tuyệt chủng là do khí hậu nóng lên, các vùng biển dần trở thành lãnh địa của những kẻ thống trị hiện nay như: Cá voi, cá nhà táng… Điều này khiến cho Megalodon phải đưa ra hai sự lựa chọn, một là phải tranh giành thức ăn với các loài lớn kia, hai là trở về những vùng biển còn lạnh và sống với sự thiếu thốn về thức ăn. Cho dù lựa chọn nào đi nữa thì có vẻ nó cũng đã đưa đến sự diệt vong cho loài cá mập Megalodon, khiến chúng tuyệt chủng cho tới ngày nay.

Tuy nhiên thì những cá thể nhỏ sống tại những vùng nước lạnh có lẽ đã tiến hoá và biến thành loài cá mập hiện giờ. Tiếp tục vẫn là những kẻ săn mồi đáng sợ dưới đáy đại dương, tiếp nối cho kỷ nguyên hào hùng của tổ tiên của mình. 

Xem thêm: Những “nhà vô địch” trong thế giới động vật hoang dã

Phan Anh

Đánh giá bài viết