Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng là một bản đánh giá vắt tắt của Bộ Xây Dựng và Sở Xây Dựng cung cấp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nó giúp chứng minh năng lực khi bạn muốn tham gia hoạt động quản lý dự án xây dựng. Chính vì vậy để hành nghề quản lý dự án bạn cần có chứng chỉ quản lý dự án xây dựng. Dưới đây là những điều cần biết về chứng chỉ quản lý dự án xây dựng bạn nên quan tâm.
Điều cần biết về chứng chỉ quản lý dự án xây dựng
1. Vai trò chứng chỉ quản lý dự án xây dựng
Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng có vai trò quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp xây dựng như:
- Theo khoản 13 điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP của Bộ Xây Dựng quy định bắt buộc với các cá nhân đảm nhận chức vụ giám đốc quản lý phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án xây dựng để tham các hoạt động trong xây dựng.
- Là điều kiện cần và đủ làm thủ tục nghiệm thu, thanh toán công trình
- Là điều kiện bắt buộc để được tham gia dự thầu, đấu thầu công trình xây dựng
2. Phạm vi hoạt động
Chứng chỉ quản lý dự án xây dựng được quy định phạm vi hoạt động
Đối với Hạng I: Chỉ được làm giám đốc quản lý tất cả các nhóm dự án tương ứng và các loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Đối với Hạng II: Được làm giám đốc cho dự án nhóm B, C tương ứng với các dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Đối với Hạng III: Làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế cùng loại với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
3. Các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ
– Do cục quản lý hoạt động xây dưng thuộc Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 1
– Sở xây dựng cấp chứng chỉ quản lý dự án của hạng 2 và 3
– Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định pháp luật được phép cấp chứng chỉ hạng 2, 3 cho các hội viên của mình.
4. Hồ sơ, thủ tục xin cấp chứng chỉ
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ quản lý dự án xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ theo mẫu
- 02 ảnh màu 4×6 cm có nền màu trắng
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ hành nghề chuyên môn được cấp bởi các cơ sở đào tạo hợp pháp
- Bản sao bản kê khai kinh nghiệm cá nhân có dấu của công ty nơi bạn làm việc
- File có ảnh màu bản chính hợp đồng hoạt động xây dựng dự án cá nhân từng tham gia thực hiện
5. Quy trình cấp chứng chỉ
– Các cá nhân gửi 1 bộ hồ sơ xin đề nghị cấp chứng chỉ qua mạng hoặc bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
– Trong thời hạn là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản tới địa chỉ nơi cá nhân cư trú 1 lần trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
6. Thời hạn của chứng chỉ
Chứng chỉ có hạn sử dụng 5 năm, riêng đối với cá nhân là người nước ngoài sẽ được xác định theo thời gian được ghi trên giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 5 năm
Lệ phí cấp 300.000 đ/chứng chỉ
>>> Xem thêm: chứng chỉ quản lý xây dựng để làm gì?
Pingback: Chỉ huy trưởng công trình lương bao nhiêu? - Công ty bảo hiểm Toàn Cầu