Tư vấn về thủ tục xin ly hôn

Bạn đang tìm kiếm thông tin về thủ tục ly hôn và muốn được tư vấn về thủ tục ly hôn?

Với ý kiến của tôi, tôi xin chia sẻ cho bạn một công ty luật uy tín, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và điều quan trọng là giữ kín bí mật thông tin khách hàng.

Luật Trí Nam – hãng luật hàng đầu tại Hà Nội.

Luật Trí Nam triển khai thực hiện cắt cử luật sư có chuyên môn về lĩnh vực hôn nhân gia đình tư vấn về thủ tục xin ly hôn cho khách hàng.

Qua đó, bạn sẽ được luật sư hướng dẫn về thủ tục ly hôn

+ Tư vấn ly hôn

+ Hướng dẫn thủ tục ly hôn phù hợp với tình trạng của bạn

+ Tư vấn chuẩn bị hồ sơ nộp tại Tòa án

+ Soạn thảo đơn từ, những quyền lợi của bạn trong phiên tòa ly hôn

+ Tư vấn về các vấn đề quyền nuôi con, chia tài sản…

Thủ tục xin ly hôn theo quy định pháp luật

Ly hôn ở Việt Nam được chia thành hai trường hợp:

– Ly hôn thuận tình: Là ly hôn trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng đồng ý thống nhất về chấm dứt quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, đồng ý chia tài sản ( theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 )

– Ly hôn đơn phương: Là ly hôn theo yêu cầu của một bên, có tranh chấp về một hoặc nhiều vấn đề như chấm dứt quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con, chia tài sản ( theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 ).

Hồ sơ thực hiện ly hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình thì hồ sơ xin ly hôn gồm có những tài liệu sau:

– Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của tòa án);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc;

– Giấy khai sinh của con (Nếu có con chung);

– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng/ chung của vợ/ chồng (nếu có);

– Giấy tờ nhân thân của vợ, chồng như giấy CMND, hộ khẩu thường trú, giấy xác nhận tạm trú,…

Việc ly hôn vô cùng phức tạp khi phải phân chia quyền chăm nuôi con, tài sản. Hiện nay Luật Trí Nam cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn để các bạn có thể cập nhật được thông tin một cách chính xác nhất. Đặc biệt về thông tin thân chủ luôn được giữ kín để đảm bảo tính bảo mật cho đối tượng khách hàng.

Trình tự thực hiện thủ tục ly hôn

Bước 1: Đi đến Tòa án nhân dân nơi cư trú của vợ/ chồng đang sinh sống hay làm việc nộp đơn ly hôn.

Bước 2: Đóng phí tạm ứng cho việc ly hôn

Bước 3: Sau khi nộp phí tạm ứng dân sự sơ thẩm tại cục thi hành án quận/ huyện thì đến Tòa án nộp biên lai phí tạm ứng

Bước 4: Thụ lý giải quyết

Thời hạn xét xử việc ly hôn

Trong thời gian từ 01-06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng tạo ra tài sản để tự nuôi mình theo quy định pháp luật.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ chăm nom, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để có thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

>> Xem thêm: Thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Gia Huy

Đánh giá bài viết