“Bốc bát họ” là gì? “Bốc bát họ” có vi phạm pháp luật không?

Với những người lao động bình thường, hình thức “bốc bát họ” khá là lạ lẫm. Tuy nhiên đây lại là một thứ quen thuộc đối với dân “hỗ trợ tài chính”. “Bốc bát họ” có thể coi như là một kiểu cho vay, nhưng nó khá an toàn so với các kiểu “vay nóng” thông thường.

Hình thức “bốc bát họ” cụ thể là như thế nào?

bốc bát họ

Bốc bát họ“, hay còn gọi là “bốc họ”, là một hình thức tín dụng đen, thường được các dân anh chị sử dụng và rộ lên trong những năm gần đây. Đây là một kiểu cho vay không cần thế chấp, đối với một số chỗ cho vay, người vay tiền chỉ cần photo chứng minh thư và sổ hộ khẩu là đã thoả mãn yêu cầu.

Lãi suất của hình thức này rất cao và được tính theo ngày. Tuỳ vào nơi và tuỳ vào số tiền vay mà có lãi suất khác nhau. Ví dụ một người bốc bát 20, tức là vay nóng 20 triệu, thì một số nơi họ sẽ được cả 20 triệu nhưng sẽ phải đóng trả 24 triệu trong vòng 50 ngày. Với một số nơi, họ được cầm về khoảng 16 triệu nhưng vẫn phải trả 20 triệu cũng trong khoảng 50 ngày. Thường thì mỗi 5 ngày các chủ nợ sẽ gọi đến đóng tiền họ, vị chi là 400.000 VNĐ một ngày.

“Bốc bát họ” có vi phạm pháp luật không?

Để trả lời câu này thì congnghesohoa.com sẽ trích dẫn điều luật 468 của bộ luật dân sự:

”1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Như vậy luật chỉ cho phép lãi suất vay là 20%/năm, tức là khoảng 1,666%/tháng và khoảng 0.05%/ngày. Nếu đối chiếu với khoản vay 20 trong đóng họ, lãi suất 4 triệu VNĐ tức là 0.4%/ngày. Điều này cho thấy mức lãi đã vượt 8 lần so với cho phép và dĩ nhiên là vi phạm pháp luật.

Trường hợp mà bên vay không trả được nợ mà bên cho vay với mức lãi suất lớn hơn 5 lần mức cho phép bị tố tụng. Thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi của bên vay và cấu thành tội vay nặng lãi của bên cho vay.

Các hệ luỵ của “bốc bát họ” nói riêng và “vay nóng” nói chung

bốc bát họ

Dân làm nghề “bốc họ” hoặc “vay nóng” đều thuộc dân anh chị, sừng sỏ. Vì bản chất đây là kiểu vay tín chấp, tuy nhiên lại không cần giấy tờ nên rất dễ bị lừa đảo, mất tiền. Bản thân họ sẽ có những “nghiệp vụ” để làm cho con nợ không thể trốn khỏi, bắt buộc phải trả tiền, ví dụ như ném dầu luyn, mắm tôm vào nhà, đánh đập hay đe doạ người thân…

Tuy nhiên nếu xét lại, đây là hình thức vay với lãi suất quá cao, không nên tham gia với bất kỳ giá nào. Bạn có thể thiếu một số tiền nhỏ, nhưng với lãi suất 0.4%/ngày, chỉ trong khoảng 50 ngày là bạn phải trả hết cả gốc lẫn lãi. Nếu vượt quá số ngày không trả, bạn có thể vừa bị chủ nợ làm phiền, vừa phải trả lãi theo số tiền gốc (tức 2%/ngày). Điều này chỉ trừ khi bạn có nguồn thu nhập ổn định lớn hơn mức lãi suất thì mới trả được. 

Tuy vậy, đây còn là một hình thức “khá dễ chịu” so với “vay nóng” truyền thống. Vì “vay nóng” truyền thống bạn sẽ phải trả lãi hằng ngày, còn với “bốc họ” thì số tiền bạn trả sẽ tính vào cả gốc, nên tuy lãi cao nhưng không bị đọng tiền nhiều. Song thì với những hình thức cho vay trái với pháp luật, chúng ta cũng không nên tham gia mà chỉ nên biết thêm để trang bị kiến thức cho mình.

Đọc thêm: Luật an ninh mạng sẽ ảnh hưởng đến người dùng Facebook như thế nào?

Phan Anh

Đánh giá bài viết