Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có tên khoa học là Whitmore gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Loài vi khuẩn ăn thịt người thường có trong đất, bùn. Con đường lây sang người chủ yếu qua tiếp xúc với vùng da bị tổn thương hoặc hít phải các hạt bụt đất chứa vi khuẩn này. Loại bệnh Whitmore được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ 20 và xuất hiện lẻ tẻ tại một số tỉnh thành phía Nam. Căn bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vi khuẩn ăn thịt người
Sự nguy hiểm của căn bệnh Whitmore
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, trước đây, từ 5 – 10 năm mới có 20 ca nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Tuy nhiên từ đầu 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Chỉ riêng tháng 8/2019 đã có tới 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, trong đó có 4 người tử vong.
Có một trường hợp khá hy hữu, một bệnh nhân nữ đã nhiễm vi khuẩn ăn thịt người và bị loại vi khuẩn này ăn phần cánh mũi. Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trung huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, kết quả sau khi cấy máu và mũ ở vết thương được chẩn đoán là dương tính với vi khuẩn Whitmore.
Nữ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người đang điều trị tại BV Bạch Mai.
Dựa trên kết quả mới, các y bác sĩ đã phải thay đổi phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra còn có 3 trường hợp trẻ em mắc bệnh này nhưng bố mẹ lại nghĩ con mình bị quai bị nên tự điều trị ở nhà. Khi đưa đến viện, tình trạng của các em đã nặng. Các bác sĩ ghi nhận 3 bệnh nhi này đến viện đều trong tình trạng áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai. Sau khi cấy mủ, xét nghiệm máu phát hiện dương tính với vi khuẩn Whitmore.
3 bệnh nhân nhi mắc bệnh Whitmore
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có nguy cơ tử vong lớn hơn 40%
Whitmore là căn bệnh khó chẩn đoán và gây ra chết người. Căn bệnh từ lâu đã trở thành hiểm họa đối với người dân các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bệnh Whitmore được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh nhân mắc phải Whitmore nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Bên cạnh đó là chi phí chữa bệnh tốn kém nên phần lớn bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do Whitmore cao hơn 40%.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh vi khuẩn ăn thịt người
Khoảng thời gian từ tháng 7 – 11 là mùa mưa, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Whitemore phát triển. Những người nông dân hay những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải lưu ý, nên có phương tiện bảo hộ lao động. Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mãn tính cũng dễ mắc bệnh với các biểu hiện lâm sàng đa dạng như: sốt cao, đau cơ, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi…
Nếu cảm thấy bất thường nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Gia Huy