Đối với tình hình chung của thế giới, ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển mạnh, điều này đã góp phần làm gia tăng sự liên kết trực tiếp về kinh tế giữa các Việt Nam với quốc gia khác và giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước xuất hiện ngày càng nhiều, môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, vì thế pháp lý về thành lập doanh nghiệp là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm đã có cho doanh nghiệp, tôi viết bài này hy vọng giúp ích được cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm.
08 vấn đề pháp lý doanh nghiệp phải làm
Hàng năm, ngoài công việc tổng kết lại kết quả hoạt động năm cũ và đưa ra phương hướng phát triển cho năm tới, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện một số công việc pháp lý để quá trình kinh doanh sản xuất thuận lợi hơn.
+ Thông báo về tình hình biến động lao động nếu có của tháng 12 (năm cũ)
+ Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm cũ
+ Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động của năm cũ
+ Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN
+ Nộp thuế TNDN tạm tính
+ Nộp thuế môn bài
+ Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN
+ Trích nộp Kinh phí Công đoàn
Ngoài ra, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính ( đối với các doanh nghiệp lựa chọn kỳ kế toán khác năm dương lịch), doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến Chi cụ Thuế quản lý trực tiếp.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết thay cho các cá nhân có ủy quyền.
>> Xem thêm: Thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh
Gia Huy