Nhiều doanh nghiệp thắc mắc ” Sau khi đã hoàn thành việc thay đổi giấy phép kinh doanh rồi thì tôi còn phải làm những thủ tục gì nữa để công ty hoạt động tốt?”
Trả lời cho câu hỏi này, Luật sư xin trình bày như sau.
Sau khi hoàn thành việc thay đổi giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp cần chú ý thay đổi các thủ tục liên quan có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tránh những rắc rối và đảm bảo doanh nghiệp được hoạt động bình thường.
1. Thay đổi về tên doanh nghiệp
Từ việc thay đổi tên doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc thay đổi giấy chứng nhận đăng lý doanh nghiệp, thay đổi con dấu, thay đổi hóa đơn, chứng từ. Do đó sau khi thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp thì các nhà kinh doanh cần thực hiện thủ tục pháp lý sau:
+ Đổi con dấu pháp nhân
+ Làm lại biển hiệu đặt tại trụ sở chính
+ Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi nội dung tên công ty trên hóa đơn, in lại hóa đơn.
+ Làm thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan quản lý điện, điện thoại, …
+ Thay đổi tên trên website công ty
+ Làm thủ tục thay đổi tên cho các giấy phép, giấy chứng nhận công ty đang sở hữu.
+ Gửi công văn thay đổi tên công ty với các đối tác, khách hàng.
2. Thay đổi trụ sở chính của công ty
Sau khi thực hiện thủ tục thay đổi trụ sở công ty, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các thủ tục sau để thống nhất địa chỉ trụ sở vì đây là nơi liên lạc của doanh nghiệp, nơi tiếp nhận các thông báo của cơ quan thuế.
+ Đổi con dấu pháp nhân
+ Làm lại biển hiệu đặt tại trụ sở chính
+ Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi nội dung tên công ty trên hóa đơn, in lại hóa đơn.
+ Làm thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan quản lý điện, điện thoại, …
+ Làm thủ tục thay đổi tên cho các giấy phép, giấy chứng nhận công ty đang sở hữu.
+ Gửi công văn thay đổi tên công ty với các đối tác, khách hàng.
3. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Cần phải thực hiện các thủ tục sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Tiến hành các thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng
+ Thông báo cho đối tác, khách hàng về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Thực hiện đổi các giấy phép con có thông tin của người đại diện
+ Lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân.
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn ly hôn gia đình
4. Thay đổi ngành nghề kinh doanh
Đối với ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì khi có thay đổi, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký. Đối với ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp cần lưu ý:
+ Phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật
+ Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
5. Thay đổi vốn điều lệ công ty
+ Tiến hành kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế
+ Nộp tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài bổ sung trong trường hợp có tăng mức thuế môn bài của doanh nghiệp
+ Kê khai trong báo cáo tài chính của năm có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu
+ Sửa đổi, bổ sung và sổ cổ đông/ thành viên, điều lệ bổ sung thêm các cổ đông/ thành viên mới.
Như vậy sau khi thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý trên để đảm bảo quyền lợi của mình và thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, tránh gây những rủi ro không mong muốn, mất uy tín.
Gia Huy