Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. Cùng điểm qua các nguyên nhân chủ yếu để có thể phòng tránh chứng mất ngủ.

Bị stress, lo lắng.

Nỗi lo về công việc, trường học, gia đình có thể khiến não bộ phải hoạt động cả vào ban đêm, làm bạn khó ngủ.

Rối loạn tâm lý sau chấn thương hoặc gặp những chuyện đau buồn cũng gây căng thẳng, khiến giấc ngủ khó khăn hơn.

Phòng ngủ lộn xộn

Phòng ngủ là nơi bạn có thể an giấc sau một ngày mệt mỏi. Nếu căn phòng ngủ là một mớ hỗn độn với quần áo, sách vở, đống giấy tờ, chắc chắn bạn sẽ khó có được giấc ngủ tử tế.

Theo các chuyên gia, phòng ngủ phải luôn luôn sạch sẽ, thoải mái và có ánh sáng thích hợp. Không gian như vậy có lợi trong việc thư giãn não bộ, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

Thay đổi môi trường, lịch trình làm việc

chứng mất ngủ

Đi du lịch hoặc công việc của bạn làm theo ca có thể gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Vì thế giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.

Làm việc vào buổi tối

Điều này có thể khiến bạn mệt mỏi quá sức sau một ngày làm việc căng thẳng. Làm việc buổi tối làm cho não khó thư giãn và ánh sáng từ máy tính cũng khiến bạn tỉnh táo hơn.

Có giấc ngủ ngắn vào buổi chiều

Ngủ ngắn có thể giúp ích cho một số người, nhưng số khác lại là nguyên nhân gây khó ngủ vào ban đêm.

Ăn quá nhiều vào buổi tối

Một bữa ăn nhẹ rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại gây khó khăn để tiêu hóa. Cơ thể trở nên nặng nề, không thoải mái khi nằm và khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Nhiều người bị chứng ợ nóng, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn.  Não bộ tỉnh táo, tinh thần không thư giãn để chìm vào giấc ngủ.

Ăn uống không lành mạnh

Rượu là một loại thuốc an thần, nó có thể làm cho bạn buồn ngủ ngay sau đó, nhưng lại gây gián đoạn giấc ngủ sau đó vào ban đêm.

Cafe là một chất kích thích giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả vào buổi sáng. Tuy nhiên, uống quá nhiều có thể khiến bạn mất ngủ ít nhất một vài đêm mỗi tuần.

Nicotin có trong thuốc lá có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Một số vấn đề sức khỏe

Nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày, viêm khớp, hen suyễn, đau thắt lưng… là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến mất ngủ. Chúng có thể gây ra tình trạng khó chịu, đau đớn, khiến bạn khó khăn để ngủ.

Ngoài ra, các loại thuốc để điều trị dị ứng, sổ mũi thông thường, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, thuốc tránh thai và trầm cảm cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngừng thở khi ngủ cũng là một rối loạn giấc ngủ liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

Khi bị ngừng thở, khí quản bị che mất một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến hơi thở tạm dừng và giảm nồng độ ôxy. Điều này khiến bạn bị thức giấc liên tục suốt đêm, không có giấc ngủ sâu, trọn vẹn.

 

Đánh giá bài viết