Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

Bước sang ngưỡng cửa 50 tuổi, chức năng của cơ thể bị suy giảm, tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh tật, bởi chức năng sinh lý của người cao tuổi bị suy giảm thì chức năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh tật cũng theo đó mà kéo đến.

Các loại bệnh mà người cao tuổi thường gặp?

Bệnh tim mạch

Nhắc đến về các bệnh liên quan đến tim mạch thì phải kể đến bệnh xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áo chiếm vị trí cao. Các trường hợp này thường gặp ở người nghiện bia rượu. Bởi nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ người nghiện bia rượu mắc bệnh cao hơn những người không nghiện bia rượu.

Bệnh về hô hấp

Những bệnh liên quan đến hô hấp như: Bệnh viêm họng, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, âm phế mãn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là những bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, nhất là với người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào.

Bệnh hô hấp thường gặp khi mùa đông sang, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng gây cho người cao tuổi mất ngủ, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh về đường tiêu hóa

Ở người cao tuổi thường rất dễ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng.

Các bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mãn tính cũng là các bệnh mà người cao tuổi thường dễ mắc phải.

Bệnh dạng này làm cho người cao tuổi khó chịu, làm tâm trạng lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc, kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ làm phát sinh nhiều bệnh tật.

Bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục

Các bệnh thường gặp như u sơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Các bệnh này thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đái dắt, đái són nhất là vào ban đêm, gây nhiều khó khăn cho người cao tuổi.

Bệnh về hệ xương khớp

Các bệnh thường gặp như : Đau xương khớp, thoái hóa khớp, nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối làm người bệnh lo lắng buồn chán đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.

Thoái hóa khớp gối gây biến chứng cứng khớp, làm đau khớp gối và vận động khó khăn khi buổi sáng ngủ dậy.

Triệu chứng đau nhức về đêm thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm mất ngủ hoặc ngủ không sâu, ngủ không ngon giấc.

Hệ thần kinh trung ương

Hầu hết các bệnh của người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần gây nên trí nhớ kém, hay quên, một số ít lại mắc bệnh như Parkinson hoặc Alzheimer.

Rối loạn các chỉ số về mỡ máu, rối loạn chức năng gan, đái tháo đường cũng là biểu hiện dễ bắt gặp ở người cao tuổi

Người cao tuổi nên ăn gì để tốt cho sức khỏe

Bệnh cao huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người già nên trong chế độ ăn của người già điều chỉnh lượng muối phù hợp. Chỉ nên ăn lượng muối dưới 4-5g/ngày.

Bên cạnh đó,  giảm thức ăn có hàm lượng natri lớn như các thực phẩm đóng gói, đóng hộp. Bổ sung hàm lượng kali có trong các loại thực phẩm như: chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi, dưa leo (chuột), nho, táo… để duy trì huyết áp ổn định.

Người già thường bị chứng mất ngủ, ngủ không sâu. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nên chọn những loại thức ăn có khả năng giúp cho người già có một giấc ngủ ngon hơn như: rau nhút, hạt sen, củ sen, củ súng, nhãn, táo, nước ép chua, một ly sữa ấm trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp người già ngủ ngon giấc hơn.

Người già ít vận động, ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước nên dẫn đến táo bón. Vì thế, người già cần phải chú ý bổ sung thêm nhiều rau quả để bổ sung chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa như: cam, quýt, cải bắp, súp lơ, cải ngọt…

Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa thì thói quen ăn nhiều rau quả tươi cũng có tác dụng giúp người già tăng cường sức đề kháng. Rau quả tươi cũng cung cấp thêm nhiều vitamin cho cơ thể cũng như bổ sung đầy đủ các yếu tố vi lượng và các chất chống oxy hóa.

Bệnh loãng xương là bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người già. Bị loãng xương, người già sẽ bị đau nhức xương, đau lưng, đau các khớp xương và hậu quả xấu có thể là bị rạn, nứt hay gãy xương.

Vì thế, cần bổ sung thêm các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D. Nên ăn thêm nhiều trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương.

Bệnh tim mạch thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân tử vong cao nhất ở người trên 65 tuổi. Chủ động đề phòng và ngăn ngừa bệnh tái phát đối với căn bệnh này.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin – có tác dụng điều hòa sự chuyển hóa chất bột, chất mỡ, tái tạo tế bào, hạn chế phát triển vữa xơ động mạch. Thực phẩm có giàu vitamin C dễ bổ sung như ớt vàng ta, ớt xanh to, rau đay, rau dền, rau ngót, quýt, cam, chanh, bưởi, đu đủ chín, xoài, ổi… Vitamin PP bảo vệ thành mao mạch, có  trong cam, quýt, chanh, bưởi, chè tươi

Ngoài ra cần bổ sung thêm nhiều đậu tương vì trong đậu tương có nhiều lecitin và dầu thực vật không bão hòa là thức ăn tốt làm giảm cholesterol trong máu.

Bên cạnh chế độ ăn uống, người cao tuổi cũng nên kết hợp tập dưỡng sinh, tập thể dục buổi sáng, ngồi thiền để có thể sức khỏe tốt hơn.

Trên đây là những bệnh mà tuổi già dễ mắc phải, mỗi người sẽ có những trường hợp khác nhau. Càng về già tỉ lệ bệnh càng cao, nếu bạn có người thân hay người nhà là người cao tuổi nên đưa đến bác sĩ khám thường xuyên để có những giải pháp kịp thời.

Đánh giá bài viết