Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi năng lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển, đây là tình trạng hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

Những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ thường là nuôi trẻ không đúng cách khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng và không đủ.

Trẻ cũng có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng. Có rất nhiều lý do khác như hoàn cảnh, dị tật… dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.

Các mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Nếu 2 -3 tháng trẻ không tăng cân nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

– Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
– Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
– Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

Trẻ suy dinh dưỡng có những biểu hiện sau: Không tăng cân, giảm cân, thịt nhão, da xanh, tóc thưa, ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa…

Những loại thực phẩm dùng cho trẻ suy dinh dưỡng

– Gạo, khoai tây, thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
– Sữa bột giàu năng lượng  (theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ)
– Dầu, mỡ.
– Các loại rau xanh và quả chín.

4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng:

Tinh bột cung cấp năng lượng dồi dào nhất, nhiều hơn cả chất đạm và béo. Tinh bột được chia làm 2 loại: carbohydrate đơn giản (đường sữa, đường ăn, đường trái cây) và carbohydrate phức tạp (rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, hạt, các loại đậu).

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, các loại đậu, đóng vai trò giống như chiếc chổi làm sạch đường tiêu hóa, giảm cholesterol xấu, điều hóa đường huyết, phòng ngừa bệnh béo phì, táo bón, tiểu đường, tim mạch và ung thư.

Chất béo giúp bổ sung năng lượng,  đóng vai trò là dung môi vận chuyển vitamin A, D, E, K tan trong dầu mỡ thẩm thấu tốt hơn trong cơ thể.

Đạm chứa nhiều trong thịt gà, lợn, cá, bò, trứng, cua giúp xây dựng các mô và tế bào duy trì sự sống.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng loại 3:

Cho nhiều bữa trong ngày, tăng dần calo.

Trẻ cần được ăn bổ sung theo chế độ ăn giống như trẻ bình thường, số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

Bổ sung một số Vitamin và muối khoáng, các loại Vitamin tổng hợp, chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu. Men tiêu hóa (theo chỉ định của thầy thuốc).

Cách chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng: Bé phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng

Trên đây là một vài kiến thức để các mẹ có thể thiết lập cho con chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, để trẻ có thể phát triển  toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

 

 

 

Đánh giá bài viết