[Tìm hiểu] Dạ dày có chức năng gì?

Đánh giá bài viết

Dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của con người, có nhiệm vụ dữ trữ và tiêu hóa thức ăn. Vậy, dạ dày có chức năng gì, có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cơ quan quan trọng này của cơ thể qua thông tin dưới đây nhé.

1. Dạ dày là gì?

Dạ dày là một tạng trong phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng, ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên của dạ dày được nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với phần đầu của ruột non qua lỗ môn vị. Dúng tích trung bình của da dày khoảng 4-5 lít nước (tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào tuổi tác và thể chất của từng người)

dạ dày có chức năng gì

2. Cấu tạo của dạ dày

2.1 Mặt ngoài dạ dày

Gồm có 4 phần chính đó là: Tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị

– Tâm vị: Điểm nối thực quản với dạ dày, thức ăn từ thực quản đi qua tâm vị để vào dạ dày

– Đáy vị: Có hình vòm, nằm ở phía dưới cơ hoành, bên tren và bên trái so với tâm vị

– Thân vị: Nằm ở dưới đấy, là phần chính của dạ dày.

– Môn vị: Có hình giống chiếc phếu giúp nối dạ dày với tá tràng. Môn vị gồm hang môn vị và ống mộn vị.

2.2 Mặt trong dạ dày

Khi không có thực phẩm, dạ dày sẽ xẹp lại vào phía trong, niêm mạc của nó tạo thành các nếp gấp dạ dày. Thành dạ dày gồm 3 lớp cơ trơn: Lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong.

2.3 Mạch máu của dạ dày

Dạ dày được cấp máu từ 2 nguồn chính: Vòng mạch bò cong vị nhỏ và vòng mạch bở cong vị lớn Hai vòng mạch này đều bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Động mạch thân tạng chia làm 3 ngành:

– Động mạch vị trái -> nối với động mạch vị phải

– Động mạch lách -> Cấp máu cho lách

– Động mạch gan chung -> Chia thành động mạch gan riêng, động mạch gan tiêng lại có 1 nhánh tách ra làm động mạch vị phải -> nối với động mạch vị trái tạo thành vòng mạch bờ cong vị nhỏ cấp máu cho dạ dày

Ngoài ra còn có một số mạch máu khác như động mạch vị ngắn, động mạch vùng thân vị

dạ dày có chức năng gì

2.4 Thần kinh dạ dày

Dạ dày được chi phối bởi dây thần kinh X

3. Dạ dày có chức năng gì?

Dạ dày có 2 chức năng chính:

– Nghiền cơ học thức ăn đồng thời thấm dịch vị

– Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa có trong dịch vị

3.1 Chu trình nạp thức ăn dạ dày

Khi thức ăn được nghiền nát 1 phần bằng động tác nhai và được phần hủy phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt sẽ được đưa xuống dưới qua một ống cơ trơn gọi là thực quản sau đó đén dạ dày.

Dạ dày là nơi chứ thực phẩm, nghiền nát, nhào trọn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu dinh dưỡng (tuy nhiên chức năng này không đáng kể).

Khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vụ xong chúng sẽ được đưa xuống ruột nont để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu sau đó là ruột giá và “tống” ra ngoài theo đường bài tiêt.

3.2 Dịch vị trong dạ dày

Dịch vị trong dạ dày bao gồm hỗn hợp các thành phần acid clohidrit (HCl) và enzym pepsin.

Axit dịch vị có tác dụng cực mạnh, nó có thể đục thủng lỗ trên tấm thảm trải sàn. Để dạ dày không bị axit ăn mòn, thì luôn tồn tại các chất nhầy làm nhiệm vụ trung hòa axit, chất nhầy này là từ các tế bào phụ tiết ra, chính chất nhầy này và một số chất khác tạo lên một màng nhày, dai và bao phủ niêm mạc.

Tuy nhiên, những tế bào của lớp màng này cũng bị hao mòn rất nhanh nên toàn bộ niêm mạc dạ dày sẽ được thay thế mới khoảng 3 ngày/lần. Dịch nhầy này cũng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.

3.3 Các bệnh lý về dạ dày thường gặp

Thống kế cho thấy, trong những năm gần đây, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh dạ dày có dấu hiệu tăng mạnh. Nguyên nhân là do nguồn thức ăn không đảm bảo VSATTP và thói quen ăn uống không tốt của nhiều người.

Các bệnh lý về dạ dày phổ biến:

– Trào ngược dạ dày thực quản

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

– Chứng khó tiêu

– Loét dạ dày

– Bệnh loét dạ dày tá tràng

– Viêm dạ dày

– Ung thư dạ dày

– Hội chứng Zollinger-Ellison 

– Giãn tĩnh mạch dạ dày

– Xuất huyết dạ dày

– Liệt dạ dày (trì hoãn việc làm rỗng dạ dày)

Tổng kết lại, ta có thể nhận thấy dạ dày là cơ quan rất quan trọng của đường tiêu hóa, là nơi diễn ra quá trình tiêu hóa, vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, hãy duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ dạ dày luôn khỏe mạnh nhé.