Khi thế giới đang trên đà phát triển, công nghệ thông tin chiếm ưu thế thì việc sử dụng điện thoại thông minh hàng ngày là không thể thiếu. Việc thanh toán hóa đơn, hẹn hò,… chỉ bằng một vài thao tác nhỏ trên điện thoại, chúng giúp cuộc sống trở lên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều vào smartphone đã “vô tình” cướp đi sức khỏe của chính chúng ta và con trẻ. Từ những sự thờ ơ, vô tư cho con sử dụng điện thoại thông minh đã khiến con em chúng ta rơi vào tình trạng “nghiện”. Sau đây là một số cách “cai nghiện” điện thoại cho trẻ cực dễ dàng mà các bậc làm cha làm mẹ nên chú ý.
1. Tình trạng sử dụng điện thoại thông minh của trẻ em ngày nay
Theo nghiên cứu về tình trạnh sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ em của công ty makertinh SuperAwesome ở Anh vừa công bố có đến 87% trẻ em ở khi vực Đông Nam Á sử dụng điện thoại thông minh. Trong đó 70% trẻ em chơi game vào thời gian rảnh. Điều này cho thấy tại Việt Nam con số thống kê được đang ở mức báo động khi cao hơn tỷ lệ 56% ở Mỹ. Vậy hậu quả dẫn đến là gì?
2. Hậu quả của việc sử dụng smartphone của trẻ em
2.1 Dẫn đến chứng mất ngủ cho trẻ
Đêm đến là thời gian nghỉ ngơi của con trẻ nhưng không, do sự nuông chiều của nhiều bậc phụ huynh có thới quen cho con nghỉ ngơi bằng cách xem điện thoại. Chúng sẽ dành nhiều thời gian chơi điện thoại hơn và sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh – một loại ánh sáng do điện thoại phát ra. Vì vậy, cho dù chúng có muốn ngủ thì đầu óc vẫn còn tỉnh táo và khó ngủ.
Vì vậy cha mẹ nên cho con xem có thời gian nên ngắt thiết bị đúng giờ trước khi đi ngủ.
2.2 Điện thoại là con đường lây lan vi khuẩn
Tiếp xúc với nhiều trường hợp, cho thấy trẻ không thể bỏ điện thoại kể khi đi vệ sinh, chúng mang điện thoại vào sử dụng từ đó vi khuẩn lây lan từ nơi này sang nơi khác khiến trẻ mắc bệnh. Đồng thời vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại sẽ làm mất tập trung cho trẻ dẫn đến bệnh đau dạ dày.
2.3 Tăng nguy cơ ung thư
Theo trang CNN, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo rằng nguy cơ ung thư có thể tăng nếu chúng ta quá lạm dụng điện thoại di động.
Nghiên cứu cho thấy các tia bức xạ phát ra từ điện thoại có thể là căn nguyên cho sự khởi phát của bệnh ung thư.
Vì vậy tránh đặt điện thoại gần người khi đi ngủ.
2.4 Sử dụng điện thoại khiến trẻ mất tập trung và gây ra căng thẳng
Theo một nghiên cứu do trang The Guardian công bố, cứ mỗi phút con người nghỉ ngơi để gửi một tin nhắn hay gọi một cuộc điện thoại thì họ lại mất đến 25 phút để có thể lấy lại độ tập trung vào công việc như ban đầu.
Trẻ em cũng vậy chúng sẽ mất tập trung và gây choáng váng khi nằm xem điện thoại quá lâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí lực của não bộ đồng thời gây ra căng thẳng cho trẻ.
2.5 Gây ra sự ảo tưởng, trầm cảm cho trẻ
Rất nguy hiểm khi có trường hợp trẻ xem quá nhiều siêu nhân trên điện thoại nghĩ rằng mình có thể bay được như trên phim và rồi trẻ đã nhẩy từ trên lầu xuống.
Trẻ không tự ý thức được sự nguy hiểm khi xem quá nhiều điện thoại, chính vì thế chúng rất dễ bị trầm cảm khi chỉ giao tiếp một chiều, không gần gũi với cha mẹ .Phụ huynh nên chú ý điều này
3. Những cách “cai nghiện” điện thoại cho trẻ cực dễ dàng
3.1 Cha mẹ nên làm gương trước con cái
Cha mẹ nên xem điện thoại ở sau lưng bé không để bé nhìn thấy mình sử dụng điện thoại. Điều này giúp con tự ý thức được điều mình làm.
3.2 Quản lý giờ giấc con sử dụng điện thoại
Để cai nghiện điện thoại cho trẻ, bạn không nhất thiết phải cấm ngay việc sử dụng điện thoại mà bạn nên cho chúng xem ít đi chừng 15 phút rồi lấy lại, không cho trẻ xem qua đêm
3.3 Cho con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa
Bạn nên cho con đi chơi ngoài trời vào dịp cuối tuần, giao lưu bạn bè. Việc này sẽ giúp bé quên dần việc phải sử dụng điện thoại hàng ngày.
3.4 Kêu gọi trẻ cùng tham gia vào việc nhà
Làm việc nhà rất tốt cho trẻ, nên mẹ hãy tập cho con làm việc nhà từ sớm. Hãy tạo hứng thú cho trẻ bằng cách côi việc nhà như trò chơi
3.5 Cùng bé trò chuyện
Lựa chọn thời gian rảnh mọi người cùng bé tham gia những câu truyện bổ ích khiến bé quên đi việc sử dụng điện thoại mỗi giờ.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ giải quyết lỗi lo này.
Nguyễn Huyền