Chúng ta đều biết rằng sức khỏe của trẻ em là phụ thuộc vào những bữa ăn hàng ngày. Dẫu có cho ngành Y tế và Giáo dục đã ban hành nhiều quy định về bảo đảm ATVSTP cho bữa ăn học sinh. Thực tế cho thấy, bữa ăn của trẻ ở tại các trường học đã bị bỏ ngỏ từ lâu.
Thực trạng về vụ việc trẻ bị nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh vừa qua thật đáng báo động. “Trẻ em như búp trên cành”, tất cả chúng ta phải đảm bảo cho các cháu một sức khỏe thật tốt để học tập. Vậy mà có những con người vì cái lợi trước mắt mà làm hại không biết bao nhiêu trẻ em vô tội
Số trẻ mắc sán lợn ở Bắc Ninh tiếp tục tăng lên
Ngày 17/3, hơn 300 trẻ em Bắc Ninh tiếp tục được xét nghiệm tại Viện sốt rét trong đó có 27 cháu dương tính với sán lợn. Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong 461 mẫu xét nghiệm của BN ngày 16/3 tại BV Nhiệt đới đã khẳng định chắc chắn 58 mẫu dương tính. Một số mẫu nghi ngờ sẽ chạy lại lần 3 để có thể khẳng định thêm.
Như vậy, tính đến hết ngày 17/3, số trẻ bị mắc sán lợn tại Bắc Ninh tiếp tục nâng lên đến 209.
Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo có ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.
Bệnh được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi.
Phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân
– Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
– Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
– Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
– Thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển buôn bán lợn (heo) theo quy định.
Vì sức khỏe của trẻ, các bậc phụ huynh hết sức chú ý và cảnh giác với những loại thịt ko rõ nguồn gốc. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Bắc Nguyễn