Kính temper là gì? Đặc điểm nổi bật kính temper

Đánh giá bài viết

Hiện nay, kính temper được sử dụng rất nhiều trong ngành xây dựng. Từ những công trình cao chọc trời đến những ngồi nhà nhỏ hơn là kính sơn màu, kính ốp bếp, kính cường lực an toàn. Sự ra đời của kính temper là sự phát triển ro rệt đem đến những tiện ích cho người sử dụng. Vậy kính temper là gì? Đặc điểm nào mang đến những ưu điểm như thế. Hãy theo dõi bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

1. Khái niệm kính temper

Kính temper hay còn được gọi là kính cường lực, là loại kính được sản xuất theo quy trình đặc biệt nên có sự vượt trội về khả năng chống chịu lực và độ an toàn so với các loại kính thông thường. Chính vì thế mà kính temper mang đến cho người sử dụng tầm nhìn tối đa, tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách triệt để, tạo cảm giác thoải mái gần gũi.

Khoảng 10 năm trở lại đây kính temper là loại vật liệu được nghiên cứu và sử dụng. Đến nay, chúng đã trở nên phổ biến được xem như là vật kiệu không thể thiếu trong ngành xây dựng. Kính temper được lắp đặt tại các tòa nhà cao tầng, các khách sạn, nhà hàng, công trình kiến trúc.

2. Những đặc điểm nổi bật kính temper

2.1 Quy trình sản xuất kính temper

Kính temper được sản xuất theo 4 bước sau:

Bước 1: Cắt kính

Tùy thuộc vào kích thước khách hàng yêu cầu mà nhà sản xuất sẽ đo cắt từ khổ kính lớn.

Bước 2: Gia công

Sau khi cắt kính, kính sẽ được tiến hành gia công, mài, dũa, khoan theo chuẩn kích thước và mục đích sử dụng của khách hàng rồi sửa sạch sấy khô bề mặt. Tùy theo nhu cầu của khách hàng nhà sản xuất có thể in hình, logo lên kính.

Bước 3: Tôi kính

Kính sẽ được đưa vào lò để gia nhiệt hóa mềm, mức nhiệt từ 576 – 700 độ C, thậm chí là 1000 độ C. 3 phương pháp gia nhiệt được sử dụng là bức xạ, bức xạ và đối lưu, đối lưu hoàn toàn.

Sau khi kính đến điểm hóa mềm được làm nguội bằng luồng khí lạnh để tạo ứng suất bề mặt, tăng độ bền cơ học và độ chịu lực cho kính.

Bước 4: Kiểm tra và xuất xưởng

Hoàn thành bước 3, kính sẽ được lấy ra và tiến hành kiểm tra mức độ chịu lực, chịu nhiệt xem đã đạt yêu cầu chưa rồi đem xuất xưởng giao cho khách.

Lưu ý một số đặc điểm kỹ thuật của kính temper:

– Kính temper sau khi tôi rồi thì không thể cắt, khoan, mài cạnh

– Công tác khoan lỗ, khắc hay xử lý cạnh phải được thực hiện trước khi tôi

– Có thể sản xuất kính tôi với hầu hết các hình dạng, màu sắc, tính chất khác tùy ý muốn

– Cần xác định kích thước chính xác trước khi đặt hàng

2.2 Các loại kính temper

Kính temper có rất nhiều loại để đáp ứng nhu cầu và mục đích của người tiêu dùng, các loại kính gồm:

Kính temper dày 5mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 19mm, 21mm.

2.3 Đặc điểm của kính temper

Kính temper bao gồm những đặc điểm nổi bật sau:

– Khả năng chịu lực của kính cao gấp 5-7 lần so với kính thường có cùng độ dày

– Khả năng chịu nhiệt tốt của kính cao gấp 3 lần và khả năng chịu sốc nhiệt cao gấp 4 lần với kính thường cùng độ dày

An toàn khi sử dụng, kính temper khi có tác động mạnh nó sẽ vỡ vụn thành những hạt tròn như hạt lựu, những mảnh vỡ không có cạnh sắc nhọn hạn chế gây thương tích cho người sử dụng

– Kính temper có khả năng chống ồn và cách nhiệt tốt.

2.4 Ứng dụng của kính temper

– Kính temper được ứng dụng ở hầu hết các công trình hiện nay như cao ốc, tòa nhà, văn phòng,….

– Kính temper được sử dụng làm tường kính, vách ngăn kính, lan can ban công,…

– Kính temper còn được sử dụng trong các công trình khác như: cabin phòng tắm, mặt bàn, trang trí nội thất,…

Qua các thông tin trên, bạn sẽ hiểu kính temper là gì? Để có những lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.