Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thần Tài Thổ Địa là những vị thần mang tới của cải, tiền bạc cho mỗi gia đình. Nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình kinh doanh buôn bán, công ty, xí nghiệp thường lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa để xin lộc làm ăn. Tuy nhiên không phải cứ cúng bái, thắp hương thì sẽ được thần ban lộc, một điều cần được ưu tiên hàng đầu phải kể đến là cách đặt Thần Tài Thổ Địa. Cách đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải tuyệt đối chính xác, nếu sai một li không những không xin được lộc mà gi chủ còn có thể rước họa vào thân.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa như thế nào mới đúng?
Nếu như bàn thờ tổ tiên thường đặt ở những nơi cao ráo thì bàn thờ Thần Tài Thổ Địa lại được trong một góc nhà ở dưới đất.
Thông thường trong cách đặt Thần Tài Thổ Địa thì gia chủ nên đặt bàn thờ ở những vị trí hợp với mệnh của mình hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. Cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân là hai điểm được ưu tiên và khuyến khích đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài, nó sẽ hỗ trợ gia đình trong công việc làm ăn.
Có một lưu ý mà bạn cần phải nhớ đó là phía sau bàn thờ phải có một chỗ dựa vững chắc, đặt bàn thờ ở những nơi sạch sẽ, đừng đặt ở góc khuất để không bị mất tài lộc, tránh những nơi ô uế như nhà bếp, nhà vệ sinh, thùng rác…
Cách đặt Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn để thu hút tài lộc
Sau khi chúng ta thực hiện xong cách đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài vào một nơi “hợp phong thủy” nhất thì công việc tiếp theo bạn sẽ làm là sắp xếp mọi thứ trên bàn thờ sao cho chuẩn xác nhất.
Cách đặt Ông Thần Tài Thổ Địa
Theo như lời khuyên của các chuyên gia phong thủy thì cách đặt Thần Tài Thổ Địa như sau: Xét theo cách nhìn từ ngoài vào thì bên phải sẽ đặt tượng ông Địa và bên trái sẽ đặt tượng ông Thần Tài.
Vị trí đặt bát nhang
Bát nhang sẽ được đặt vào chính giữa bàn thờ và trước khi đặt bạn sẽ cần phải làm một số công việc bắt buộc như sau:
Sau khi bạn mua bát hương về nhà bạn dùng nước rửa bát nhang, sau đó dùng rượu gừng để tẩy uế.
Trong bát nhang phải có cốt bao gồm cát trắng tinh khiết hoặc tro trấu và một túi nhỏ gồm: san hô đỏ, xà cừ, mã não, ngọc, thạch anh, thiết bạc và thiết vàng.
Bạn cũng có thể dán cố định bát nhang lại để tránh trường hợp khi lau dọn có thể làm đổ vỡ bát nhang, đây là điều rất kiêng kỵ.
Khay xếp chén nước
Thường thì bạn có thể ra những cửa hàng bán đồ thờ cúng để mua 5 chén nước xếp trên khay hình chữ Nhất. Đây là biểu tượng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển, vị trí đặt của nó cũng ở chính giữa bàn thờ và đặt phía trước bát hương tính từ trong ra ngoài.
Hũ muối, hũ gạo, hũ nước và hoa tươi
Trong cách đặt Thần Tài Thổ Địa thì hũ muối, hũ gạo, hũ nước cũng là những đồ vật không thể thiếu. Theo đó thì 3 hũ này sẽ đặt ở giữa 2 tượng ông Thần Tài và Thổ Địa. 3 hũ nhỏ này không cần thay đổi thường xuyên, vì thế bạn có thể để đến cuối năm lau rửa bàn thờ rồi thay luôn cũng được.
Nguyên tắc lọ hoa phải được đặt ở bên phải bàn thờ theo chiều từ trái sang phải khi nhìn từ ngoài vào trong.
Tô sứ nông đựng nước và cánh hoa tươi
Ở phía ngoài cùng, gia chủ có thể mua thêm một cái tô sứ trong suốt, nông lòng. Đổ nước sạch vào tô sứ cho đầy và thả những cánh hoa tươi cho vào, người ta gọi đó là Minh Đường Tụ Thủy với ý nghĩa sẽ giữ tiền bạc ở lại với gia đình.
Thiềm thừ
Thiềm thừ hay Cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa là một linh vật quan trọng không thể thiếu. Ông Cóc thường được đặt cạnh mâm ngũ quả, và theo quan niệm thì buổi sáng gia chủ quay đầu Ông Cóc hướng ra cửa, buổi tối lại quay đầu Ông Cóc hướng vào trong. Việc làm này được hiểu là cóc sẽ nhả tiền tài và tài lộc vào nhà cho gia chủ, tránh bị thất thoát tiền bạc.
Trên đây là cách đặt Thần Tài Thổ Địa chi tiết và chính xác nhất, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này. Chúc bạn luôn gặp nhiều thành công và may mắn trên mọi lĩnh vực.